Bí kíp vượt qua nhút nhát để tạo dựng mối quan hệ
Nhút nhát là rào cản lớn nhất trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ cũ và tạo dựng những mối quan hệ mới. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển bản thân
Bạn là người nhút nhát, bạn luôn cảm thấy thật khổ sở khi phải nói chuyện hay gặp gỡ ai đó. Và điều tồi tệ hơn nữa là bạn không thể tạo dựng được những mối quan hệ mới và duy trì phát triển mối quan hệ cũ. Đó là rào cản lớn đến con đường phát triển sự nghiệp và cả trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Vậy phải làm thế nào để không còn là người nhút nhát? xin chia sẻ cùng bạn một số bí quyết giúp bạn đẩy lùi sự nhút nhát đáng ghét mà bấy lâu nay đã deo bám bạn.
1. Đối diện với những gì khiến bạn sợ hãi
Thông thường, chúng ta có cảm giác xấu hổ với những người lần đầu tiên gặp mặt hoặc những người không thường xuyên gặp gỡ. Việc ngần ngại làm quen hay bắt chuyện trước, nhất là những người mình không quen biết sẽ càng khiến cho bản thân cảm thấy thiếu tự tin hơn. Vì vậy, thay vì cố gắng né tránh những cuộc gặp gỡ, nói chuyện thì tại sao không một lần thử là người chủ động trước.
Chủ động trước sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân và cả cuộc trò chuyện. Khi đó bạn sẽ dễ dàng đẩy được cái cảm giác sợ hãi ra khỏi suy nghĩ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng hòa đồng được với mọi người xung quanh và không cảm thấy bị cô độc nữa.
2. Suy nghĩ tích cực
Sẽ chẳng bao giờ bạn xóa bỏ được tính nhút nhát nếu bạn không dám bắt chuyện với những người xung quanh, hi vọng vào nhưng mối quan hệ mới. Vậy nên, hãy suy nghĩ tích cực về những mối quan hệ xung quan và cố gắng biến chúng thành hiện thực. Như thế, bạn sẽ sớm giải quyết dứt điểm tính nhút nhát của mình.
Đứng trước một đám đông xa lạ, thay vì tách mình ra khỏi mọi người sao bạn không thử cố gắng xem mình có thể kiếm được một ai để nói chuyện, chia sẻ một vấn đề gì đó bạn đang quan tâm? Hãy tạo lập thêm các mối quan hệ hay ít nhất tìm kiếm một người nói chuyện vào lúc đó.
3. Đặt ra những giả thuyết
Bạn không tìm ra một lý do gì để nói chuyện với mọi người xung quanh cũng như bạn bè của mình. Hy vọng những người đó sẽ đến bắt chuyện trước với mình. Nhưng tất cả chỉ là “giá như” nếu bạn chỉ đứng yên một chỗ và quan sát.
Tại sao những lúc thế này bạn không tự đặt ra một giả thuyết như: Mình có việc rất quan trọng cần phải trao đổi với họ hoặc người này không thể không có trong cuộc sống cũng như trong công việc… nhất định phải nói chuyện và làm quen với người này. Khi đó, chính bạn sẽ hối thúc mình phải tiến lại gần và làm quen với họ chứ không phải đứng chờ họ đến bên mình.
4. Đừng nghĩ mình đã hết hy vọng
Là người nhút nhát thì việc tự gặp gỡ, nói chuyện với một ai đó thật là không dễ dàng. Nhất là khi đã lấy hết can đảm để gặp gỡ, nói chyện, làm quen nhưng chính bạn lại khiến cho câu chuyện trở nên ngượng ngạo, không thoải mái. Sẽ có những ấn tượng không tốt đối với người đang đối diện với bạn và có thể họ sẽ quên bạn ngay sau cuộc trò chuyện kết thúc.
Những lúc như vậy bạn đừng thất vọng, mà hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến cuộc trò chuyện thất bại, nếu đúng là do sự nhút nhát thì nhất định không được nản lòng. hãy tiếp tục như vậy cho đến khi bạn tự tin bước đến trước một người khác và trò chuyện.
5. Luyện tập và gặp gỡ trực tiếp
Các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitte, yahoo… là nơi rất lý tưởng để bạn luyện tập làm quen, kết bạn chia sẻ những câu chuyện của bạn. Tuy nhiên, nếu cả ngày bạn chỉ bám riết lấy cái máy tính thì chắc chắn không thể cải thiện được tính nhút nhát.
Để khắc phục được tính nhút nhát, bạn cần phải có những cuộc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Có thể cuộc gặp đó chỉ là nói những câu chuyện phiếm, những lời hỏi thăm xã giao. Nhưng đó là cách tốt nhất để một người nhút nhát luyện tập cho mình sự tự tin và tạo dựng thêm những mối quan hệ mới bên cạnh việc duy trì những mối quan hệ cũ.
6. Lắng nghe và quan tâm tới người xung quanh
Dù là người nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, nhất là người lạ, nhưng bạn nên chú ý lắng nghe và quan tâm đến họ. Bạn không có một chủ đề, một câu chuyện nào để trao đổi với mọi người. Điều đó không sao? Thay vì tìm một góc và thu mình lại, bạn nên tham gia vào những câu chuyện của mọi người xung quanh, cho dù chỉ đứng nghe họ nói.
Trong những câu chuyện đó, biết đâu sẽ có vấn đề bạn đang quan tâm hoặc bạn biết và có thể nói rõ hơn cho mọi người hiểu. Đó là cơ hội rất tốt để bạn xích lại gần với mọi người hơn. Đó cũng chính là cách bạn đang vượt qua nỗi ám ảnh là một kẻ nhút nhát và thật đơn giản để có được những mối quan hệ mới, đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ cũ.
7. Tham gia các câu lạc bộ đội, nhóm
Tham gia câu lạc bộ đội, nhóm không chỉ giúp bạn mở rộng thêm các mối quan hệ, mà đó cũng là môi trường rất tốt để những người nhút nhát có cơ hội thể hiện bản thân.
Bạn nhút nhát không có nghĩa là bạn không có năng lực. Trong một nhóm, khi cùng thảo luận hoặc thực hiện một dự án nào đó, việc đầu tiên là yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tham gia và có ý kiến xây dựng.
Việc tham gia góp ý chính là cơ hội để bạn luyện tập khả năng nói trước đám đông và đó cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đẩy lùi sự nhút nhát của bản thân mình.
8. Làm tình nguyện viên cho các sự kiện
Là một người nhút nhát bạn sẽ rất khó tạo ra cho mình những cơ hội nói chuyện hay làm quen với một ai đó. Lý do là bạn chẳng biết nói chuyện gì với đối phương và đặc biệt là bạn không tự tin với chính bản thân mình.
Để khắc phục điểm yếu này bạn nên thể hiện một hình ảnh khác. Bạn có thể chủ động đề nghị làm tình nguyện cho các buổi hội thảo, những sự kiện mang tính chất xã hội lớn. Những việc như tiếp khách, lễ tân, hỗ trợ kỹ thuật… với vai trò như “ chủ nhà” sẽ giúp bạn tự tin.
Nhút nhát là rào cản lớn nhất trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ cũ và tạo dựng những mối quan hệ mới. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển bản thân và trong công việc của bạn. Nó khiến bạn cảm thấy lạc lõng giữa thế giới này. Hãy áp dụng những cách trên, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và một ngày không xa bạn sẽ cảm thấy tự tin khi đối diện với bất kỳ người nào mà bạn gặp trong cuộc sống và trong công việc.
Leave a Reply