Với tấm biển xin việc ngoài đường có thành công không?
Người đọc đơn xin việc, hay ít nhất là tấm biển xin việc của bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang đi ăn xin, nếu bạn cứ kể lể hoàn cảnh, lấy con cái ra hòng làm mủi lòng nhà tuyển
Thông qua sự việc anh Phùng Đức Ninh ở Bắc Ninh, cử nhân Đại học Điện Lực, phải cầm một tấm biển xin việc đứng trên đường đã làm dấy lên mối lo ngại cho thực trạng của giáo dục Việt Nam, và để giúp các cử nhân tương lai nếu chẳng may lâm vào hoàn cảnh tương tự, bài viết này xin chia sẻ một số bí quyết để thành công khi cầm biển xin việc giữa đường.
1. Liệt kê kỹ năng của bản thân
Điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất chính là kỹ năng của bạn. Trong không gian giới hạn của một tấm biển cầm tay, bạn nên tóm tắt những việc mình có thể làm: biết nói mấy ngoại ngữ, lập trình, thiết kế web, bán hàng, sửa ống nước, hoặc các chuyên môn khác.
Hãy trình bày sao cho người đi xe ngang qua có thể đọc được rõ ràng những kỹ năng của bạn. Họ sẽ cân nhắc trong khi lái xe.
2. Thông tin liên lạc phải chuyên nghiệp
Nếu đã từng đọc Tony Buổi Sáng, chắc hẳn ai cũng phải bật cười khi đọc đến phần nói về địa chỉ email của các bạn sinh viên mới ra trường: co_gai_mong_mo@…, hot_boy_lanh_lung@… Và ở đây chúng ta bắt gặp một địa chỉ mail thiếu chuyên nghiệp tương tự: conanbn90@…. Email phản ánh tính nghiêm túc trong công việc của một người, người ấy biết tách bạch giữa công việc và đời tư, với việc riêng thì dùng email khác, với công việc thì có một email khác.
3. Hình minh họa phải thực tế
Đưa hình minh họa đồi núi, cha con, cánh buồm và mặt trời, nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ thái độ làm việc của bạn, sẽ đặt câu hỏi bạn có quyết tâm hay không, có tập trung trong khi làm việc hay là thích mơ mộng trăng sao?
4. Tôi đang tìm việc, chứ không ăn xin
Dù bạn có sa cơ lỡ vận tới mức phải ra đường xin việc thì cũng phải thể hiện sự tự tin và tự tôn của mình. Đừng bao giờ viết trong đơn xin việc: Tôi CẦN một công việc, bạn PHẢI tuyển tôi. Hãy gây ấn tượng bằng năng lực của mình, ít nhất là thông qua lời văn sắc bén, mạnh mẽ và có chọn lọc.
Người đọc đơn xin việc, hay ít nhất là tấm biển xin việc của bạn sẽ nghĩ rằng bạn đang đi ăn xin, nếu bạn cứ kể lể hoàn cảnh, lấy con cái ra hòng làm mủi lòng nhà tuyển dụng chứ không thật sự thuyết phục họ bằng tài năng của mình.
Vài lời khuyên chân thành cho các bạn sinh viên
– Xin lời khuyên từ người quen có kinh nghiệm: Những buổi tư vấn hướng nghiệp được tổ chức long trọng thường chỉ đưa ra những lời khuyên chung chung, nông cạn ở bề mặt, thậm chí còn mang tính lèo lái sinh viên theo học những ngành đang “ế”. Đừng lấy đó làm kim chỉ nam khi chọn lựa sự nghiệp của mình.
– Tìm hiểu mặt trái của ngành mình sắp theo học: Lấy bạn Phùng Đức Ninh làm ví dụ, bạn ấy chọn Điện lực, một ngành Nhà nước độc quyền, nghĩa là phải có “gốc gác” (con ông cháu cha đấy ạ), hoặc lo lót hàng chục đền hàng trăm triệu mới xin việc được. Khi bạn ấy nộp đơn thi ĐH vào ngành này, liệu bạn ấy đã tìm hiểu thực tế rành rành của nó hay chưa? Có nhà tư vấn giáo dục nào nói cho sinh viên biết thực tế của mỗi ngành nghề không?
– Nếu chưa đủ điều kiện thì đừng sinh con: Là sinh viên có học thức cao, các bạn phải tự trang bị kỹ năng yêu an toàn, đừng đẩy bản thân vào hoàn cảnh “bác sĩ bảo cưới”, để rồi đến lúc chưa có công ăn việc làm đã phải gánh trên vai trọng trách quá to lớn.
– Học cách hy sinh bản thân cho con cái: Các bạn trẻ tuy đã có con nhưng vẫn mang cái “tôi” khá lớn. Trong khi con của bạn ở nhà đang khát sữa mà bạn vẫn điềm nhiên đứng cả ngày ngoài đường, tức là bạn chưa thực sự xả thân cho gia đình. Có nhiều cách kiếm tiền qua ngày trong khi nộp đơn xin việc như: lái xe ôm, phục vụ bàn, bán hàng ở shop.v.v… Trong thời gian rãnh sau giờ làm việc, bạn có thể ra đường đứng cầm biển.
Leave a Reply